Tin tức

Hè phố Bạch Đằng: Không gian văn hóa của người Đà Nẵng

Đối với người dân Đà Nẵng và du khách ở Khách sạn gần biển Đà Nẵng hè phố Bạch Đằng trở thành không gian giao tiếp cộng đồng với nhiều hoạt động phong phú. Nhưng làm thế nào để những hoạt động diễn ra vừa phản ánh cuộc sống thường nhật, vừa mang nét văn hóa là vấn đề đáng quan tâm.

Nhiều hoạt động

Trên hè phố Bạch Đằng cách các Khách sạn Đà Nẵng gần biển Mỹ Khê chỉ 10 phút đi xe, một ngày có biết bao hoạt động diễn ra, sôi nổi nhất là những ngày cuối tuần. Sáng sớm, người dân tản bộ tập thể dục ven sông Hàn và khi chiều đến, nơi đây trở thành không gian thư giãn, giải trí của người dân và du khách: những người độ tuổi trung niên cùng khiêu vũ, thanh-thiếu niên sôi động với điệu hiphop... Những ông bố, bà mẹ cho trẻ nô đùa cùng bạn bè trang lứa; có cả hội mang thú cưng xuống phố cùng trao đổi kinh nghiệm chăm sóc. Một góc phố rộn ràng với chương trình “Âm nhạc đường phố”, các du thuyền nhộn nhịp đón khách du ngoạn ven sông...

Theo ý kiến nhiều người dân ở quận Hải Châu, thời gian qua, các hoạt động giải trí trên địa bàn thành phố có nhiều nét nổi bật như: dù lượn trên bãi biển Mỹ Khê , Bà Nà Hills, Sky 36 và Sun Wheel, Khách sạn Đà Nẵng sát cạnh biển... Tuy nhiên, không phải tất cả người dân đều có điều kiện đến những nơi này. Trong khi đó, tại hè phố Bạch Đằng, người dân được ngắm những cây cầu đẹp, được tận hưởng làn gió mát từ sông Hàn và tham gia vào bức tranh muôn màu của cuộc sống.

Nhiều du khách đến từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, chính không gian hè phố xanh - sạch - đẹp và nhiều hoạt động đời thường này đã làm nên bộ mặt đẹp cho thành phố. Đến Đà Nẵng, ban ngày, họ được đi tham quan, tắm biển, thưởng thức đặc sản và không thể bỏ qua cuộc tản bộ dọc bờ sông Hàn vào chiều tối. Anh Thuận - một du khách đến từ thành phố Hồ Chí Minh bày tỏ: “Tôi rất thích không gian này, có cảm giác như mình đang giao tiếp với bất kỳ ai có mặt mà không cần thể hiện bằng ngôn từ”.

Hình thành không gian văn hóa đặc sắc

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Đình An, sông Hàn trở thành điểm nhấn của thành phố bởi có nhiều cây cầu bắc qua sông, mỗi cái một vẻ, từ cầu Sông Hàn, đến cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý...

Đối với hoạt động trên sông, vào ngày thường có du thuyền chở khách du ngoạn; vào ngày hội có thuyền hoa, trình diễn pháo hoa, hoa đăng, đua thuyền... Đối với hoạt động trên bờ, các khu vườn tượng, điêu khắc đá, thảm cỏ, cây xanh tạo không gian xanh tươi, đẹp mắt... Ngoài ra, hoạt động âm nhạc đường phố định kỳ, các chương trình văn nghệ cũng được biểu diễn. Như vậy, dần dần nơi đây trở thành không gian văn hóa, đáp ứng nhu cầu vui chơi, thư giãn, giải trí của người dân thành phố.

“Vấn đề đặt ra là làm sao để xây dựng không gian văn hóa này đặc sắc hơn. Tôi cho rằng cần đầu tư để trên sông có nhiều hoạt động văn hóa ấn tượng, chẳng hạn các du thuyền chuyên phục vụ nhạc dân tộc, nghệ thuật truyền thống. Các sản phẩm âm nhạc đường phố, vườn tượng, đã tạo được điểm nhấn thì phải được nâng cao chất lượng hơn nữa như trưng bày các tác phẩm theo chủ đề, nhóm tác giả. Ngoài ra, phải chú ý cả mỹ quan của khu vực này.

Chúng ta cũng chưa khai thác hết phía bờ đông sông Hàn, nơi đây còn nhiều quán ăn, quán giải khát và ít người đi dạo. Nên tạo không gian ẩm thực đậm chất văn hóa dân gian, phù hợp với tiêu chí không gian văn hóa mà chúng ta hướng đến. Đây là không gian mở, người dân tham gia ở các cấp độ khác nhau nên phải dung hòa nhiều thứ. Mọi hoạt động nên diễn ra như đời thường nhưng mang tính văn hóa. Người dân vừa là người hưởng thụ, vừa là người sáng tạo, trải nghiệm trong không gian đó. Có như thế họ mới thỏa mãn nhu cầu giải trí đa dạng của mình”, ông Nguyễn Đình An nói.

Dưới góc độ là nhà quản lý văn hóa, ông Nguyễn Hữu Chiến, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL thành phố, cho biết Sở cũng đã xem xét kỹ vấn đề đầu tư, quản lý để nơi hè phố Bạch Đằng trở thành không gian độc đáo. Sắp tới, Sở sẽ rà soát việc trưng bày các tác phẩm điêu khắc, chọn những tác phẩm chất lượng và có sự bố trí hợp lý hơn. Đồng thời, khai thác thêm phía đông sông Hàn, trước mắt cho đặt các tác phẩm điêu khắc đá và tổ chức các đêm định kỳ biểu diễn văn nghệ, nghệ thuật phục vụ đời sống tinh thần cho người dân.

“Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ nghiên cứu kỹ hơn để nâng cao các hoạt động văn hóa dọc bờ sông Hàn bên cạnh công tác đầu tư, xây dựng các thiết chế văn hóa của thành phố”, ông Nguyễn Hữu Chiến cho biết.

Bài và ảnh: NGỌC HÀ
Theo Báo Đà Nẵng

Royal Family Hotel Danang
Chat Facebook